Chúng ta đang thắc mắc những bao bì, nhựa được những người gom phế liệu thu mua để làm gì và khi mua về họ sẽ chế biến nó ra sao ? Sau đây mời các bạn cùng nhau tham khảo thêm những nội dung liên quan đến chúng.Khi người thu mua phế liệu về, họ sẽ đem đi bán cho các nhà máy tái sinh những thứ mà mình đã coi như không có ích thành loại sản phẩm tiện dụng cho đời sống của mình. Một điều bạn đáng lưu ý khi chất lượng của nhựa tái sinh đang giảm dần theo từng đợt. Nói cách khác, không nên làm hũ sữa chua cũ thành hũ sữa chua mới. Nhựa từ bao bì nguyên sinh đem đi tái sinh thành loại sản phẩm khác, chứ không được dùng cho cùng một mục đính 2 lần.
Nhà máy thu gom phế liệu đem về tái sinh thành hạt nhựa
Hạt nhựa tái sinh là gì ? Các bước phân loại hạt nhựa tái sinh
Quy trình tái sinh và phân loại nhựa trong nhà máy tái sinh. Trong các loại nhựa được thu gom các nhà máy chỉ chọn để tái sinh 1 loại nhựa duy nhất, vì thế điều cần thiết đầu tiên là phân loại cơ bản bao gồm: kim loại, nhựa, giấy. Kế tiếp là phân loại và chọn các loại nhựa cần tái sinh.
Trong quá trinh phân loại nhựa được chia thành từng loại. Một số nhà máy tái sinh chỉ xử lý những loại nhựa nhất định, có nghĩa là các loại nhựa khác không được xử lý mà sẽ được bán cho các nhà máy khác hoặc được chôn lấp, tùy theo chính sách của công ty.
Sau khi phân loại, nhựa được bằm nhỏ thành miếng nhỏ hay vẩy nhựa (flakes). Tại giai đoạn này, nhựa thường trộn lẫn với các chất bẩn, dính các nhãn bao bì,… Vì thế cần rửa sạch trong bồn nước, giúp nhựa sạch trước khi làm khô và đem đi nung chảy. Khi được nung chảy, nhựa được ép qua một máy đùn, một loại máy ép nhựa thành những sợi như sợi bún hay những hạt nhỏ và được định hình thành hạt nhựa.
Phế liệu đã được tái sinh thành hạt nhựa
Hạt nhựa tái sinh này có thể đem đi bán cho các nhà sản xuất khác. Ví dụ: hạt nhựa này được kéo thành sợi để sản xuất những sản phẩm như vải len nhân tạo, làm thảm hay sản phẩm giả gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng, hay làm ngói, gạch hoặc tấm lót sàn. Nhiều công ty có nhu cầu nhựa tái sinh có thể mua về hằng xe tải để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Tái chế nhựa tái sinh là gì có đơn giản không. Vấn đề là các màu mực có thể chứa chất bẩn gây khó tái sinh nhựa hoặc không thể tái sinh được. Nhựa cũng có thể nhiểm bẩn với các chất như kim loại nặng, dược chất hay các miếng nhựa tự hủy ngẫu nhiên bị trộn lẫn vào. Các nhà tái sinh nhựa phải xác định những tạp chất này trước khi nó làm nhiễm bẩn hết toàn bộ lô nhựa tái sinh.
Tái sinh nhựa chắc chắn là việc tốt phải làm. Nó không làm giảm nhu cầu nhựa nguyên sinh. Những sản phẩm cần làm từ nhựa nguyên sinh (ví dụ như bao bì y tế, thực phẩm) thì không thể làm từ nhựa tái sinh. Tuy nhiên, tái sinh nhựa làm giảm đi các nhu cầu từ các nguồn tài nguyên khác. Ví dụ: lấy nhựa tái sinh để sản xuất các sản phẩm gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng (ví dụ: pallet, cốt pha/ form-work …), chắc chắn sẽ hạn chế chặt gỗ và giữ được rừng xanh.